12 KHÓ KHĂN LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM KHI SINH SỐNG TẠI ĐÀI LOAN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Rào cản ngôn ngữ:
Tiếng Trung và tiếng Việt rất khác nhau, có thể gây khó khăn trong giao tiếp bởi cách dùng từ khác nhau. Nếu bạn chưa từng học qua tiếng Trung trước khi sang Đài Loan sinh sống, bạn sẽ rơi vào trạng thái sốc nhẹ trong ít nhất vài tháng đầu khi ở Đài. Bởi như các bậc tiền bối đi trước nói: "Biết tiếng Trung để giao tiếp với những người trẻ, tiếng Trung không có tác dụng với người cao tuổi". Tại sao lại nói vậy, bởi ở Đài Loan, tiếng Trung là tiếng phổ thông, các công văn, ở trường học, các công ty đa phần đều dùng tiếng Trung. Song, đời sống sinh hoạt hàng ngày người Đài Loan thường dùng tiếng Đài Loan để giao tiếp, vì thế bạn sẽ bị lạc lõng khi chỉ biết tiếng Trung, huống hồ là chút ít tiếng Trung cũng chưa biết.
Để khắc phục rào cản về mặt ngôn ngữ này, bạn cần chăm chỉ học tiếng Trung trước khi sang Đài Loan, kết giao với bạn bè người Đài Loan để nhanh chóng nâng cao trình độ tiếng Trung của bản thân. Ngoài ra, nếu như có thể bạn hãy tìm tòi học hỏi thêm tiếng Đài Loan qua các trang mạng xã hội như YoTube. Cách nhanh nhất để học tiếng Trung và tiếng Đài Loan chính là mạnh dạn tìm một công việc làm thêm sớm nhất có thể, đặc biệt là các công việc nhà hàng, khách sạn sẽ giúp bạn tănng vốn từ vựng nhanh đến chóng mặt khi mỗi ngày đều có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau và tình huống phát sinh khác nhau.
2. Khác biệt về văn hóa:
Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa và giá trị dẫn đến khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống ở Đài Loan. Ví dụ: về thói quen ăn uống hay thói quen nói, đa số người Việt Nam nói trực tiếp, thẳng thán hơn, trong khi người Đài Loan lại nói tế nhị, mang tính ngầm hiểu nhiều hơn.
Vậy khi sang Đài Loan, lời khuyên chân thành để cải thiện được vấn đề khác biệt văn hóa đó chính là chú ý quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Không quản ở trường học hay công ty, mỗi nơi đều có một phong cách văn hóa làm việc khác nhau. Trước khi thể hiện bản thân hãy nhớ rằng mình đang ở đất nước mới nên cần chú ý hơn về mọi mặt từ lời ăn tiếng nói đến cách ứng xử nhé!
3. Áp lực học tập:
Việc thích ứng với hệ thống giáo dục phổ thông và yêu cầu học tập của Đài Loan có thể mang lại áp lực lớn cho tất cả mọi người từ các quốc qia khác đến. Hơn nữa, người Việt Nam học tiếng Trung ở Việt Nam vì thế không tránh khỏi tiếng Trung mà bạn được học chưa chắc có thể ứng dụng vài công việc, đời sống và học tập tại Đài Loan. Chưa kế việc học những kiến thức mới bằng tiếng Trung sẽ tạo ra cho người nước ngoài một áp lực vô cùng to lớn, bởi tiếng Trung chuyên ngành cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu và thông thạo. Dù bạn là sinh viên Việt Nam hay tân di dân - anh chỉ dâu rể Đài, bạn có thể gặp người Đài Loan sử dụng nhiều từ khác để mô tả một từ thông dụng như bạn đã từng được học trước đây, đó chính là hiện tượng các từ đồng nghĩa. Ví dụ: Việt Nam chúng ta có thể dùng "chết, hy sinh, đi, tèo,..." để chỉ cái chết. Người Đài Loan cũng vậy, tiếng Trung phổ thông cũng vậy,... Từ những ví dụ này cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề áp lực học tập đè nặng lên các bạn du học sinh quốc tế là chính, tuy nhiên với các anh chị dâu rể Đài cũng không phải là ngoại lệ khi mọi người đều phải học tiếng Trung để giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên áp lực của các anh chị dâu rể Đài sẽ được giảm bớt đi ít nhiều.
Giảm áp lực học tập chỉ có một cách duy nhất, là nỗ lực chăm chỉ học hành hơn nữa nhé!
4. Áp lực kinh tế:
Chi phí sinh hoạt ở Đài Loan tương đối cao so với chi phí sinh hoạt tại Việt Nam và bạn có thể phải đối mặt với áp lực tài chính cao gấp 3 lần so với việc bạn sinh sống tại Việt Nam. Theo quy định của chính phủ, sinh viên quốc tế chỉ được làm việc 20 giờ/tuần nhưng trên thực tế, học phí của sinh viên quốc tế đắt gấp đôi so với sinh viên Đài Loan, hầu hết sinh viên quốc tế không có học bổng đều phải đóng học phí từ 50.000 Đài tệ đến 60.000 Đài tệ. mỗi học kỳ. Và nếu bạn không được phân vào ký túc xá của trường, bạn sẽ phải trả tiền thuê nhà rất cao và những khoản này không được tính vào chi phí sinh hoạt!
Cách khắc phục duy nhất cho vấn đề này đó là, bạn cần phải có một công việc làm thêm ổn định vào kì học và nhiều hơn một công việc trong kì nghỉ hè và kì nghỉ đông mới có thể trang trải các khoản sinh hoạt phí cũng như tiền học phí hàng năm. Các kì nghỉ hừ và nghỉ đông đều không hạn chế số giờ làm mỗi tuần, vì thế các bạn du học sinh tranh thủ kiếm thêm công việc phù hợp nhé!
5. Rào cản xã hội:
Rào cản xã hội do sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập, tuy rằng không phải ai cũng sẽ gặp phải cảm giác bị cô lập này, nhung chắc chắn sẽ có ít nhiều một bộ phận người nước ngaoif có cảm giác bị cô lập, khó hòa đồng trong một khoảng thời gian không cụ thể. Ví dụ: Tôi không có chủ đề chung với các bạn cùng lớp ở trường và tôi không có vòng tròn cuộc sống tương tự với các đồng nghiệp của mình, nhưng nếu tôi là một cô dâu Đài Loan, mới kết hôn qua Đài sinh sông, trong khoảng thời gian đầu tôi chưa thể có chung chủ đề bàn luận, thâm chí là không có chung quan điểm sống với gia đình chồng,...
6. Vấn đề về thị thực:
Bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình xử lý các thủ tục pháp lý như thị thực, giấy phép cư trú,.... Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp, nhiều khả năng bạn muốn ở lại và làm việc tại Đài Loan, nhưng bạn không thể xin được thị thực - visa làm việc cho chuyên viên, do điều kiện của bản thân không đủ điểm đổi bảo lãnh hoặc chính công ty công ty bảo lãnh bạn không đủ điều kiện để bảo lãnh
7. Cơ hội việc làm:
Do rào cản ngôn ngữ và văn hóa nên có thể khó tìm được cơ hội việc làm phù hợp. Ví dụ, nhiều sinh viên quốc tế đậu phỏng vấn nhưng xin nghỉ việc chưa lâu sau khi bắt đầu công việc, một số là do môi trường làm việc không đáp ứng được mong đợi, nhưng phần lớn là do khó khăn trong giao tiếp tại nơi làm việc do khác biệt về ngôn ngữ, dẫn đến áp lực quá độ và hiệu quả công việc kém.
8. Điều trị y tế:
Việc không quen với hệ thống y tế và rào cản ngôn ngữ của Đài Loan có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm bệnh viện, và phương pháp điều trị y tế. Ví dụ: đau bụng nhưng bạn không thể diễn đạt chính xác cơn đau hoặc người bệnh bị dị ứng với thuốc nhưng không thể nhớ được tên thuốc,...
9. Niềm tin tôn giáo:
Sự khác biệt về niềm tin tôn giáo có thể gây ra xung đột hoặc không tương đồng về giá trị tinh thần. Ví dụ, hầu hết người dân ở Việt Nam chủ yếu theo đạo Phật, trong khi Đài Loan chủ yếu theo Đạo giáo, công dân hai nước giữa ha có thể xảy ra xích mích do tín ngưỡng khác nhau.
10. Giấy tờ rườm rà:
Bạn có thể gặp khó khăn khi xử lý các công việc hành chính hoặc xử lý các văn bản liên quan do chưa quen với các thủ tục. Ví dụ: nếu bạn mới nhập cảnh và cần xin giấy phép cư trú, mặc dù quy trình trực tuyến rất rõ ràng nhưng việc đăng ký thông tin trực tuyến đối với chúng tôi còn khá xa lạ nên chúng tôi vẫn chủ yếu điền tại chỗ.
11. Phân bổ thời gian giữa việc học ở trường và vừa học vừa làm:
Vì sự khác biệt về ngôn ngữ nên mọi người cần phải dành nhiều thời gian cho việc học và phải học chăm chỉ hơn các bạn cùng lớp người Đài Loan gấp nhiều lần. Nhưng nếu không sắp xếp được thời gian làm việc phù hợp, bạn sẽ gặp áp lực tài chính cùng áp lự học tập hay áp lực việc làm.
12. Phân biệt đối xử:
Mặc dù tình trạng người dân Việt Nam bị phân biệt đối xử trong những năm gần đây đã bớt phổ biến hơn nhưng vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Dễ dàng nhận thấy người Việt Nam bị phân biệt đối xử thường là diện tân di dân. So với du học sinh, tân di dân dễ gặp phải tình trạng bị kì thị này hơn, bởi phần lớn người Việt lấy chồng Đài Loan hoặc sang Đài Loan thời gian đầu đều thông qua môi giới, công ty hôn nhân, thường thì gia đình họ không có điều kiện cũng như trình độ học vấn không tốt lắm, nên dễ bị kì thì hơn sau khi sang Đài Loan sinh sống. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người Việt Nam sinh sống và làm giàu ở Đài Loan, có thể là các bạn du học sinh sau tốt nghiệp xin được visa kinh doanh và làm kinh doanh phát đạt, cũng có thể là các anh chị dâu rể Đài có tầm ảnh hướng lớn trên mạng xã hội khi vừa có trí thức lẫn điều kiện kinh tế nổi trội,...
Nhìn chung, mọi khó khăn thách thức xuất hiện khi trình độ ngôn ngữ không quá khả quan, vấn đề rào cản ngôn ngữ nếu được giải quyết triệt để, đa phần các khó khăn thách thức này sẽ không còn tồn tại. Để có một tương lai tốt hơn khi đặt chân đến Đài Loan, hy vọng mọi người hãy thật chăm chỉ trau dồi tri thức cũng như trình đồ ngoại ngữ mỗi ngày nhé!
Ngoài lề, để có một công việc ổn định tại Đài Loan hãy liên hệ cho HaohaoTaiwan nhận việc làm miễn phí ngay nha!
THAM KHẢO THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ĐÀI LOAN - KẾT HÔN VIỆT ĐÀI: https://haohaotw.com/article/48
- CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA HAOHAO TAIWAN VIETNAM
1 .Line:
ID: @haohaotw (@603lszks)
Link: https://liff.line.me/1645278921-kWRPP32q/?accountId=603lszks
2. Facebok:
ID: @haohaotaiwanvn
Link: https://www.facebook.com/haohaotaiwanvn/
3. Instargram:
ID: @haohaotaiwanvn
Link: https://www.instagram.com/haohaotaiwanvn
4. Tiktok:
ID: @haohaotaiwanvn
Link: https://www.tiktok.com/@haohaotaiwanvn
5. YouTube:
ID: @haohaotaiwanvn
Link: https://youtube.com/@haohaotaiwanvn
6. Website: https://haohaotw.com/
#haohaotaiwanvietnam #haohaotaiwan #vieclamdailoan #duhocdailoan #vieclamchoduhocsinh #vieclamchodauredai #taiawanjob